Nếu bạn đang cần tìm mua 1 máy mài để phục vụ cho công việc như cắt và mài trên gạch đá, bê tông, sắt thép nhưng lại không biết chọn loại nào. Bài viết sau, GSI TOOLS sẽ tư vấn cho bạn cách chọn máy mài cầm tay phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

Máy mài là công cụ thi công ứng dụng trong công nghiệp xây dựng, sửa chữa. Dùng để cắt, mài đá, đánh bóng bề mặt kim loại, có thể thực hiện ở những góc hẹp nhờ thiết kế nhỏ gọn.

1. Đặc điểm của máy mài cầm tay

Máy mài thường có cấu tạo bởi các thành phần cơ bản, bao gồm: Thân máy, khe, tản nhiệt, chổi than, khóa trục đá mài, đá mài và vành bảo vệ. Máy mài góc cho phép thay thế các loại đá mài, bộ phận cố định hướng mài và tay cầm có thể tháo lắp được.

Hiện nay, có 02 loại máy mài lỗ và máy mài góc từ thương hiệu Atlas Copco cho bạn lựa chọn:

Máy mài lỗ Atlas Copco

Máy mài lỗ còn được biết đến với nhiều tên khác như máy mài thẳng, máy mài khuôn. Khác với máy mài góc, máy mài lỗ Atlas Copco lại phát huy chức năng tối đa khi sử dụng trên các chi tiết nhỏ và trong khuôn lỗ mà máy mài góc khó thực hiện được. Thiết kế phù hợp với công dụng, các sản phẩm máy mài lỗ Atlas Copco đều có kiểu dáng nhỏ gọn hơn so với máy mài góc, người dùng có thể sử dụng 1 tay để thao tác mà không lo mỏi tay nếu dùng liên tục.

Ưu điểm của máy mài lỗ Atlas Copco:

- Trọng lượng siêu nhẹ

- Mạnh mẽ và không phân tán

- Tỷ lệ công suất trên trọng lượng lớn

- Bộ điều chỉnh tốc độ cho tốc độ mài tối ưu

- Cần khởi động an toàn

- Hệ thống treo trục chính độc đáo giúp ngăn chặn tiếng ồn và giảm thiểu sự truyền rung

Máy mài góc Atlas Copco

Máy mài góc Atlas Copco là thiết bị khí nén cầm tay, tiện lợi với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng cho người dùng thực hiện nhiều thao tác khác nhau (mài nhẵn, làm sạch hoặc chà nhám....). Ứng dụng chủ yếu trên các bề mặt vật liệu phẳng. Với tính năng đa dạng kết hợp kiểu dáng hiện đại, sử dụng đơn giản máy mài góc Atlas Copco được rất nhiều người ưa chuộng.

Các ưu điểm của máy mài góc Atlas Copco:

- Tăng năng suất lao động với bộ điều chỉnh tốc độ cho tốc độ quy trình tối ưu và năng suất cao nhất

- Trọng lượng nhẹ, giúp người dùng không bị mỏi tay trong thời gian dài

- Tỷ lệ công suất trên trọng lượng lớn

- Tay cầm cao su để cách nhiệt và thoải mái

- Cần gạt an toàn để tránh khởi động không chủ ý

- Bảo vệ bánh xe có thể điều chỉnh

- Thích hợp cho các hoạt động mài thô và cắt trên bề mặt hở.

- Hoạt động mạnh mẽ, tuổi thọ cao

2. Chọn mua máy mài phù hợp với nhu cầu

Cách 1: Dựa vào tốc độ mài của máy mài cầm tay

Trước khi lựa chọn 1máy mài cầm tay, bạn phải hiểu được bạn lựa chọn máy để ứng dụng cho việc gì? Bởi như ta biết thì công dụng của máy mài là để mài dũa, đánh bóng bề mặt và có thể cắt vật liệu. Tuy nhiên hầu hết mọi người chưa biết rõ máy dùng để mài, đánh bóng, cắt với tốc độ nào là tốt nhất cho từng trường hợp nói riêng hay công việc đặc thù nói chung.

Chọn máy mài dùng để cắt: Đây là loại máy mài cần tốc độ cao nhưng không cần công suất mạnh. Thông thường là tốc độ của máy mài dùng để cắt là 10.000 vòng/phút hoặc 11.000 vòng/phút là ổn. Công suất của máy nhỏ khoảng 800W là được, khối lượng càng nhẹ thì càng dễ dàng thao tác.

Chọn máy mài để mài: Khi chọn mua máy mài góc để dùng để mài, bạn xem xét vật liệu sử dụng để mài là gì để có thể lựa chọn tốc độ phù hợp.

Nếu bạn sử dụng nhám xếp mài thì tốc độ lý tưởng của máy là 4.500 vòng/phút - 7.500 vòng/phút. Nếu sử dụng máy mài bình thường ở tốc độ cao 10.000 vòng/phút thì có thể sẽ làm cháy bề mặt nhám xếp và cháy bề mặt inox. Còn nếu sử dụng đá mài để mài sắt thép bình thường thì cần tốc độ cao 10.000 vòng/phút vì sắt thép không sợ cháy bề mặt và máy để mài sắt thép nhà thép tiền chế phải có công suất cao để tránh cháy máy.

Chọn mua máy mài để đánh bóng: Ngược lại với máy mài dùng để mài, thì việc lựa chọn máy để đánh bóng vật liệu, phải phụ thuộc vào vật liệu mài và tốc độ của máy. Nếu đánh bóng inox thì tốc độ của máy khoảng 2.500 vòng/phút - 3.500 vòng/phút. Đánh bóng sơn xe ô tô thì cần tốc độ chậm hơn khoảng 500 - 800 vòng/phút. Nếu sử dụng tốc độ quá cao sẽ làm cháy bề mặt đánh bóng.

Cách 2: Công suất máy mài cầm tay

Khi mua máy mài góc bạn cần chú ý 2 yếu tố rất quan trọng đó là tốc độ quay và công suất hoạt động. Nếu nhu cầu của bạn là cắt vật liệu thì tốc độ quay khoảng 10.000 vòng/phút là đủ, còn mài thì khoảng 5 đến 7000 vòng/phút, dùng để đánh bóng thì khoảng 2 đến 3000 vòng.

Về mặt công suất thì nếu dùng trong gia đình bạn nên chọn những loại máy mài 700 đến 1000W, dùng trong công nghiệp và xây dựng thì cần công suất cao hơn từ 1500 đến 2000W.

Tuổi thọ và độ bền của máy mài góc cầm tay phụ thuộc vào yếu tố công suất - Công suất là thông số căn bản của máy mài cắt góc, nói lên nội lực hoạt động của máy như thế nào. Vì thế khi sử dụng máy có công suất cao nên chú ý trong việc vận hành:

Không nên vận hành liên tục và đè nén đĩa cắt/ mài trong suốt thời gian dài, cần cho máy nghỉ ngơi. Nếu bạn sử dụng máy quá lâu và đồng thời đè mạnh, vượt quá công suất của máy thì mày sẽ dễ không được bền. 


GSI TOOLS là nhà phân phối chính hãng máy mài từ thương hiệu Atlas Copco tại Việt Nam. Chất lượng cao cấp, vượt chuẩn Châu Âu, sản phẩm được sản xuất và lắp ráp trên dây chuyền công nghệ hiện đại cao tại Thụy Điển. Đảm bảo hàng chính hãng 100%. mang đến công suất mạnh mẽ, tạo độ rắn chắc và độ bền tuyệt đối cho sản phẩm.