Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn điện di

1. Đặc điểm

Sơn tĩnh điện là loại công nghệ sơn phổ biến hơn sơn điện di, quy trình sản xuất loại sơn này dựa trên nguyên lý điện tử để tạo ra sự liên kết cho màng sơn và bề mặt vật liệu. Cụ thể, bột sơn tĩnh điện mang điện tích dương (+), còn bề mặt kim loại mang tích điện âm (-). Tạo nên sự kết dính hoàn hảo, đảm bảo lớp sơn đều màu và không bị bong tróc hay phai màu trong 1 thời gian dài.

Bề mặt vật liệu chủ yếu được sơn tĩnh điện là kim loại (thép, sắt, nhôm, inox….).

Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn điện di

Khác với sơn tĩnh điện, sơn điện di là dung dịch chống gỉ dưới tác động của dòng điện 1 chiều nó phát huy khả năng bám dính vào bề mặt kim loại. Vật liệu được nhúng vào sơn cho bề mặt đều màu, từ các kẽ hở nhỏ nhất. Lớp sơn điện di tạo lớp bảo vệ hiệu quả chống ăn mòn và kháng axit cho bề mặt vật liệu.

Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn điện di

2. Ưu điểm nổi trội

Sơn tĩnh điện được nhiều người ưa chuộng bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:

- Giúp tiết kiệm được chi phí:

Sử dụng triệt để bột sơn trong thời gian sử dụng, trang trí cho bề mặt kim loại cực kỳ nhanh chóng. Loại sơn này còn có thể tái chế và sử dụng lại.

- Độ bền cao

Có tuổi thọ và độ bóng, bền tương tự như sơn dầu và sơn epoxy công nghiệp. Chống oxy hóa và các tác nhân độc hại.

- An toàn với con người và thân thiện môi trường

Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn điện di

Sơn điện di cũng sở hữu các ưu điểm tương đồng với sơn tĩnh điện:

- Thân thiện với môi trường (do sử dụng môi gốc nước thay môi hữu cơ vừa không độc hại, vừa tránh nguy cơ cháy nổ).

- Tiêu thụ năng lượng và mức tiêu hao thấp, tiết kiệm chi phí hiệu quả.

- Dễ dàng áp dụng tự động hoá trong các dây chuyền công nghiệp hiện đại.

- Tốc độ sơn nhanh cho hiệu suất công việc cao.

Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn điện di

Đánh giá chung cả 2 loại sơn tĩnh điện và sơn điện di đều có khả năng bảo vệ bề mặt kim loại tốt trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như khu vực có độ ẩm cao, nhiệt độ cao, các tác nhân hóa học (axit, dung dịch kiềm nhẹ…), oxy hóa, mài mòn...2 loại sơn này đều thân thiện với môi trường nên ngày càng được nhiều nhà sản xuất lựa chọn cho quy trình chế tạo các thiết bị, dụng cụ của doanh nghiệp.

3. Ứng dụng

Sơn tĩnh điện và sơn điện di xử lý chủ yếu trên bề mặt kim loại.

Sơn tĩnh điện được sử dụng phổ biến trong gia đình và máy móc thiết bị công nghiệp, như:

+ Sơn kệ sắt thép mạ kẽm.

+ Sơn hàng rào sắt thép.

+ Sơn cổng sắt cổng nhôm.

+ Sơn lò nướng, quạt máy công nghiệp.

+ Sơn khung võng kim loại.

+ Sơn khung cửa sắt thép..

Sơn điện di được do đặc điểm là dung dịch lỏng nên phù hợp nhúng các vật dụng kim loại có kích thước từ nhỏ đến lớn: Phụ kiện thời trang, khung cửa sổ, đồ điện tử, huân chương kỉ niệm, khóa, sườn oto….

Các dụng cụ và thiết bị sử dụng sơn tĩnh điện và sơn điện di đều có tuổi thọ cao hơn so với loại thông thường. Thực hiện chức năng như 1 lớp bảo vệ thứ 2 cho người dùng, tránh khỏi quá trình mài mòi và oxy hóa hiệu quả.

Tham khảo một số sản phẩm áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện và sơn điện di:

- Tủ dụng cụ di động 5 ngăn LISTA

- Tủ dụng cụ 7 ngăn LISTA cao cấp

- Ghế xoay dòng All-in-One Bimos

- Bàn thao tác Workbench Lista 4 ngăn



Đăng nhận xét

0 Nhận xét