Cách bảo quản thiết bị đo lường trong phòng QC hữu ích


Dụng cụ đo lường trong cơ khí khá phổ biến trên thị trường. Những loại dụng cụ đo này được ứng dụng nhiều trong cơ khí, chế tạo và sản xuất linh kiện. Để chúng có tuổi thọ cao, người sử dụng cần chú ý đến cách dùng và bảo quản dụng cụ đo lường đúng nhất.

Thường xuyên vệ sinh


- Việc vệ sinh dụng cụ đo lường sau mỗi buổi sử dụng để đảm bảo không có bụi hay chất bẩn nào bám vào ngàm và thân, rãnh thước. Cũng có thể sử dụng dầu bôi trơn chuyên dụng để bảo vệ thước, việc này cần thiết nếu thước không được sử dụng thường xuyên, hoặc trước khi lưu kho.

- Ngoài ra, sau quá trình sử dụng, bạn nên đặt dụng cụ ở những nơi khô ráo hoặc tủ bảo quản chuyên dụng để đảm bảo thước không bị va chạm với các công cụ khác. Thêm vào đó, nên thường xuyên kiểm tra định kỳ chức năng và độ chính xác của dụng cụ đo lường tại các trung tâm đo lường hiệu chuẩn nếu có thể.

- Việc không lau chùi sạch sẽ các loại bụi bẩn trên ngàm đo, thân thước và chi tiết đo đều của dụng cụ đều có thể dẫn đến sai số, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra.

- Chính vì thế mà việc làm sạch là rất cần thiết, đặc biệt vào cuối ca làm việc. Lưu ý cũng nên sử dụng loại khăn/ giẻ lau sạch, mịn và khô để lau chùi, rất cần thiết sau khi dùng các dụng cụ đo lường trong môi trường tiếp xúc nhiều mạt, phoi nhỏ và dầu máy, dung dịch tưới nguội.
 
bao quan dung cu do kiem


Hạn chế để các thiết bị đo trong môi trường thay đổi nhiệt độ nhiều


- Nhiệt độ là yếu tố trọng yếu tác động đến kết quả đo mà chúng ta nhận được, nhiệt độ thích hợp khi đo một vật thể nên rơi vào khoảng 20-25˚C để tránh tác động từ việc giãn nở của vật liệu (đa phần các dụng cụ đo lường đều chế tạo từ thép không gỉ).

- Vấn đề này được đảm bảo rất tốt trong các nhà máy lớn. Các xưởng gia công bé cũng cần lưu ý tới điều này khi đánh giá chất lượng thành phẩm sau gia công, bởi điều kiện kinh tế hạn chế khiến đa phần xưởng chỉ có quạt, thời tiết mùa hè nóng bức kéo nhiệt độ xưởng lên khá cao, tạo ra sai số nhất định.

- Cũng cần phải biết rằng khi đo thì phôi và dụng cụ đo nên ở cùng một nhiệt độ. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời kéo dài có thể dẫn đến sự giãn nở của dụng cụ và đặt nó gần khu vực có nhiệt độ cao như: bếp điện, lò sưởi hay bộ truyền nhiệt cũng sẽ dẫn đến hệ quả tương tự.

bao quan dung cu do lương

>>> Danh mục dụng cụ đo điện, nhiệt độ chính hãng, giá hấp dẫn

Tránh xa môi trường từ tính


Bên cạnh nhiệt độ, môi trường từ tính gây ra ảnh hưởng rất không tốt cho các dòng sản phẩm thiết bị đo điện tử do nguyên lý đọc vị trí đặc trưng của nó. Cần tránh để thiết bị gần các dụng cụ có nam châm hoặc có tinh chất điện từ trường mạnh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các mẫu thước cặp cao cấp, chất lượng vượt trội từ Châu Âu

Cất gọn sau khi sử dụng


- Dụng cụ đo lường cần tránh để chung với các dụng cụ sửa chữa, gia công như máy khoan, búa, dao cụ,…giúp hạn chế va chạm gây sứt mẻ và cong vênh cho thước kẹp.

- Một điểm nhỏ khác cũng cần chú ý là không nên đặt dụng cụ gần khu vực gia công của máy CNC, máy tiện. Quá trình làm việc tạo ra rung động có thể khiến thước rơi khỏi máy, hư hại, thậm chí va chạm với máy gây ra tai nạn lao động. Các thợ đứng máy trẻ rất hay gặp phải lỗi này: bỏ quên thước kẹp trên bàn máy của máy gia công CNC.

- Để tránh những việc nhầm lẫn này chúng ta nên cất gọn vào hộp bảo quản hoặc cũng như có thể sử dụng túi đựng đồ nghề chuyên dụng để phân chia các thiết bị một cách rõ ràng.
bao quan dung cu do kiem




Những cách bảo quản dụng cụ đo lường này thực tế rất đơn giản, không tốn nhiều công sức. Do đó, bạn có thể áp dụng để giúp thiết bị nâng cao tuổi thọ, khả năng làm việc tốt hơn.
>>> Tham khảo các mẫu dụng cụ đo lường nhập khẩu, độ chính xác cao

Đăng nhận xét

0 Nhận xét